Huyền Vũ Môn chi biến Đường Thái Tông

Chân dung Lý Uyên, cha Lý Thế Dân.

Sự biến Huyền Vũ môn (玄武門之變) là sự kiện tranh giành quyền lực giữa các con trai Đường Cao Tổ là Thái tử Lý Kiến Thành, Tần Vương Lý Thế Dân và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Kiến Thành và Nguyên Cát liên minh chống lại Thế Dân, hai bên mâu thuẫn gay gắt, ra sức xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau.

Do có công đánh dẹp các đối thủ, Lý Thế Dân được vua cha hứa phong làm thái tử, trong ngoài triều đều cho rằng Thế Dân sẽ thay thế Lý Kiến Thành. Bản thân Lý Kiến Thành là tướng có tài, tuy nhiên đã bị lu mờ bởi các chiến công của em trai. Triều đình chia làm 2 phái: phái ủng hộ thái tử và phái ủng hộ Tần Vương. Việc tranh giành đã ảnh hưởng đến kinh thành, khi lệnh của thái tử và Tần Vương các quan đều bắt buộc thi hành như lệnh của hoàng đế, chỉ phải xem ai ra lệnh trước. Dưới trướng Lý Thế Dân có lắm văn thần võ tướng, nhưng thái tử lại được Tề Vương Lý Nguyên Cát và hậu cung của vua cha ủng hộ.

Năm 622, bộ hạ cũ của Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát quay trở lại đất cũ của nước Hạ, lại nổi dậy tạo phản, giết người em họ của Thế Dân và chiếm lại gần như toàn bộ nước Hạ cũ. Thủ hạ của Lý Kiến Thành là Vương Khuê, Ngụy Trưng đã hiến kế nói thái tử cần lập công để tạo uy, chèn ép Tần Vương, vì thế Lý Kiến Thành xung phong đi đánh Lưu Hắc Thát. Đường Cao Tổ chấp thuận cho thái tử đi đánh giặc, và với sự giúp đỡ của Lý Nguyên Cát, Lý Kiến Thành đã đánh bại Lưu Hắc Thát. Lưu Hắc Thát bỏ chạy nhưng bị thủ hạ phản bội, bắt nộp cho Lý Kiến Thành. Lý Kiến Thành cho giết Lưu Hắc Thát rồi khải hoàn về Trường An.

Trong vài năm tiếp theo, cuộc tranh giành càng khốc liệt nhưng cả Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân đều làm tướng khi có Đột Quyết xâm nhập. Năm 623, Phụ Công Thạch ở Đan Dương làm phản, Cao Tổ ban đầu muốn Thế Dân đi dẹp, nhưng sau đó đổi ý, sai Lý Hiếu Cung đi thay cho Thế Dân.

Năm 624, Lý Kiến Thành bị Cao Tổ hoàng đế phát hiện khi đang gia tăng nhân số trong đội lính bảo vệ của mình. Cao Tổ nổi giận, bắt giam Kiến Thành, một thủ hạ của Kiến Thành lo sợ nên đã tạo phản. Cao Tổ sai Thế Dân đi dẹp, hứa sẽ phong Thế Dân làm thái tử. Tuy nhiên, sau khi nghe lời Tề Vương và các phi tần của mình, Cao Tổ đã thả Kiến Thành ra và khi Thế Dân trở về, ông đã trách cứ hai con đấu đá lẫn nhau mới xảy ra việc này. Cao Tổ đã trục xuất một số thân tín của cả hai để cảnh cáo.

Cuối năm 624, Đường Cao Tổ cảm thấy rất phiền muộn vì các cuộc tập kích của Đột Quyết, có ý muốn đốt Trường An và dời đô về Phàn Thành, ý kiến này được Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát và Bùi Tịch ủng hộ. Lý Thế Dân lại phản đối kịch liệt, kế hoạch cuối cùng bị hủy bỏ. Sau đó Lý Thế Dân cho thân tín đến Lạc Dương để xây dựng lực lượng, nắm lấy quyền điều khiển quân đội. Tuy nhiên, Lý Thế Dân sau đó đã trúng độc tại một buổi tiệc do Lý Kiến Thành tổ chức, điều này làm Thế Dân và cả Cao Tổ cho là âm mưu ám sát. Thế Dân sau đó tấu xin đi trấn thủ Lạc Dương, nhưng bị Kiến Thành và Nguyên Cát phản đối vì sợ quyền lực của Thế Dân sẽ phát triển. Cao Tổ đồng ý với thái tử, Thế Dân buộc phải ở lại Trường An. Một âm mưu ám sát nữa nhằm vào Thế Dân, khi Kiến Thành tặng ông một con ngựa nhưng bí mật chọc tức nó để nó hất Thế Dân xuống ngựa, nhưng Thế Dân vốn giỏi nghề cung ngựa nên thoát nạn.

Những năm 625626, cảm thấy sự tranh đoạt ngôi vị giữa các con sẽ gây ảnh hưởng xấu cho triều Đường mới thành lập, Đường Cao Tổ dần dần tỏ ý muốn cắt giảm quyền lực của Lý Thế Dân, củng cố ngôi vị Thái tử, cùng năm đó Đột Quyết xâm lấn, Đường Cao Tổ cũng không cử Lý Thế Dân đi đánh dẹp như thường lệ mà giao việc này cho Lý Nguyên Cát. Lý Thế Dân biết ý cha mình đã định nên quyết định ra tay trước. Theo mưu kế của thuộc hạ, Lý Thế Dân dâng tấu tố cáo Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tư thông với hậu cung, khiến Đường Cao Tổ hoài nghi, cho triệu cả ba vào cung tra xét thực hư. Lý Thế Dân ngầm đặt phục binh ở cửa Huyền Vũ, đợi lúc Kiến Thành và Nguyên Cát đi vào liền đổ ra giết chết cả hai. Lý Kiến Thành bị Thế Dân bắn chết, Lý Nguyên Cát bị Uất Trì Kính Đức giết chết. Lúc này, Phùng Dực, Phùng Lập là thuộc hạ của Thái tử và các tướng lĩnh trong phủ Tề Vương như Tiết Vạn Triệt đã dẫn hàng ngàn binh mã tấn công Huyền Vũ môn nhưng chưa phá được thì Uất Trì Kính Đức đã chặt thủ cấp của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát để phủ dụ. Thấy Thái tử, Tề Vương đều đã chết, đạo binh mã này mới tan.

Trong lúc Lý Uyên còn đang ngồi trong cùng chờ ba đứa con trai của mình thì nghe có tin báo ở bên ngoài đang xảy ra một cuộc hỗn loạn. Đương lúc chưa biết sự thể ra sao thì Uất Trì Cung tay lăm lăm xà mâu dẫn theo một toán binh lính xông vào, chắp tay bẩm báo, nói rằng, Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát âm mưu làm phản đã bị Tần vương giết cả rồi, “Tần vương sợ loạn quân sẽ làm kinh động đến Hoàng thượng nên sai thần tới hộ giá”. Uất Trì Cung còn truyền đạt “thỉnh cầu” của Tần vương Lý Thế Dân muốn Lý Uyên hạ lệnh cho bọn lính bảo vệ cung Thái tử và phủ Tề vương không được kháng cự.

Vua cha Cao Tổ sửng sốt trước sự biến, nhưng trước việc đã rồi, ông không thể trị tội Thế Dân vì bản thân Thế Dân là người có công chinh chiến đánh dẹp để dựng lên cơ nghiệp Nhà Đường, có nhiều uy tín với trăm quan và có vây cánh mạnh. Cuối cùng, Lý Uyên đành phải thuận theo sự sắp đặt của Lý Thế Dân, hạ lệnh cho lính bảo vệ của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát phải hạ vũ khí, không được kháng cự.

Ngay ngày hôm sau, tức ngày 5/6, Lý Uyên ban chiếu chỉ lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Hai tháng sau đó, Lý Uyên tuyên bố truyền ngôi lại cho Lý Thế Dân, còn mình thì làm Thái thượng hoàng, sống an nhàn tới cuối đời. Đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu mà sử sách Trung Quốc vẫn gọi là “Sự biến Huyền vũ môn”.

Sau khi giết Lý Kiến ThànhLý Nguyên Cát ngay tại cửa Huyền vũ, bức ép cha là Lý Uyên phải lập mình làm Thái tử, để trừ hậu họa về sau, Lý Thế Dân dựa vào tội làm phản của Thành và Cát, giết sạch những người có liên quan. Toàn bộ gia đình Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát cũng như những người dính líu đến sự việc “mưu phản” đều bị Lý Thế Dân xử tội chết trong đó có năm người con trai của Lý Kiến Thành và 2 người con trai của Lý Nguyên Cát.

Năm 626, ngày 4 tháng 9, Lý Thế Dân lên ngôi, tức là hoàng đế Đường Thái Tông, sử dụng niên hiệuTrinh Quán (貞觀), mở đầu cho thời kỳ Trinh Quán chi trị (貞觀之治) thịnh vượng cho triều đại Nhà Đường.

Sau này, một hoàng đế khác cũng họ Lý giống ông nhưng ở Đại ViệtLý Phật Mã (Tức Lý Thái Tông, cũng là vị hoàng đế thứ hai của triều Lý giống Đường Thái Tông) cũng phải trải qua việc huynh đệ tương tàn mới được lên ngôi giống ông (Trải qua Loạn Tam Vương ở Đại Việt năm 1028)